Trong kinh tế học hay kinh tế học vĩ mô Đầu_tư

Trong lý thuyết kinh tế hay kinh tế học vĩ mô, đầu tư là số tiền mua một đơn vị thời gian của hàng hóa không được tiêu thụ mà sẽ được sử dụng cho sản xuất trong tương lai (chẳng hạn: vốn). Ví dụ như xây dựng đường sắt hay nhà máy. Đầu tư trong vốn con người bao gồm chi phí học bổ sung hoặc đào tạo trong công việc. Đầu tư hàng tồn kho là sự tích tụ của các kho hàng hóa; nó có thể là tích cực hay tiêu cực, và nó có thể có dụng ý hoặc không có dụng ý. Trong đo lường thu nhập và sản lượng quốc gia, "tổng đầu tư" (được biểu diễn bởi biến số I) còn là một thành phần của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), được đưa ra trong công thức GDP = C + I + G + NX, ở đây C là tiêu dùng, G là chi tiêu chính phủ, và NX là xuất khẩu ròng, là sự khác biệt giữa xuất khẩu và nhập khẩu, X − N. Do đó đầu tư là tất cả những gì còn lại của tổng chi phí sau khi tiêu dùng, chi tiêu chính phủ, và xuất khẩu ròng được trừ (tức là I = GDP − C − G − NX).

Đầu tư cố định không dùng để ở (như nhà máy mới) và đầu tư khu dân cư (nhà ở mới) kết hợp với đầu tư tích trữ để làm thành I. "Đầu tư ròng" trừ khấu hao ra khỏi tổng đầu tư. Đầu tư cố định ròng là giá trị của sự gia tăng ròng trong tồn trữ vốn mỗi năm.

Đầu tư cố định, như chi tiêu trong một khoảng thời gian ("mỗi năm"), không phải là vốn. Quy mô thời gian của đầu tư làm cho nó là một luồng. Ngược lại, vốn là một kho— đó là, đầu tư ròng được tích lũy vào một thời điểm (chẳng hạn như ngày 31 tháng 12).

Đầu tư thường được mô hình hóa như một hàm của thu nhập và lãi suất, được đưa ra bởi mối quan hệ I = f(Y, r). Một gia tăng trong thu nhập khuyến khích đầu tư cao hơn, trong khi một lãi suất cao hơn có thể không khuyến khích đầu tư do nó trở nên tốn kém hơn để vay tiền. Ngay cả khi một doanh nghiệp lựa chọn để sử dụng quỹ riêng của mình trong một khoản đầu tư, lãi suất đại diện cho một chi phí cơ hội của đầu tư các quỹ này thay vì việc cho vay ra số tiền đó để có tiền lãi.[1]